![]() |
|
![]() |
#242 | |
Đại úy
![]() |
![]() Trích dẫn:
Uầy, cái suy nghĩ đơn giản như vầy ai mà chả nghĩ được. Bạn tưởng mỗi bạn nghĩ ra được còn những người khác như Lê Vân ko nghĩ được đến thế sao? Vậy tại sao xã hội vẫn đầy rẫy những người yêu kẻ đã có chồng, có vợ? Bởi ít ra khi yêu họ cũng ko tính toán kiểu như bạn là à thế nào nó cũng bỏ mình đấy, lao vào làm gì! Ko thể khẳng định 100% là ai đã phản bội được vợ/chồng họ thì họ sẽ phản bội lại mình, cũng như ngược lại, ko phải ai chưa phản bội lần nào thì sẽ ko phản bội lại mình. Mà cách suy nghĩ của bạn có vẻ như chẳng đúng với trường hợp của Lê Vân nhỉ? Toàn Lê Vân bỏ người ta chứ có ai bỏ Lê Vân đâu? Mỗi người đều chọn cho mình cách sống và chịu trách nhiệm về cách sống ấy. Lê Vân yêu người có vợ, chắc chắn đã đếm đủ điều tiếng, ghen tuông rồi. Nhiều bác ko tán thành, ko thông cảm được với cách sống ấy đừng có rao rảng đạo đức cho người ta, nghe lố bịch lắm.
__________________
Em. Đung đưa trên chiếc võng tình yêu anh giăng. Đung đưa và hy vọng... |
|
![]() |
![]() |
![]() |
#243 |
Khách
Bài : n/a
|
![]() Nguyễn Quang Thiều
Lê Vân - Một ví dụ đúng Chúng ta đang tranh luận về cuốn tự truyện của Lê Vân với nhiều ý kiến khác nhau. Có không ít ý kiến không đồng ý với Lê Vân trong những đoạn chị viết về người cha của mình hoặc một vài vấn đề khác. Mấy ngày trước, tôi gặp nhà văn Chu Lai ôm một đống thiếp mời cưới con trai. Gương mặt ông thật hạnh phúc cứ như ông chuẩn bị đám cưới của mình. Nhưng khi nhắc đến tự truyện… ông phản đối ngay lập tức. Ông cho rằng Lê Vân đã phạm vào một nguyên tắc nào đó mang tính truyền thống. Nghĩa là không được nói những câu chuyện buồn liên quan đến người thân của mình mà đặc biệt là cha mẹ mình. Nhưng cũng có rất nhiều người đọc cuốn sách đó với một sự chia sẻ và họ mang theo một nỗi buồn nào đó về cuộc đời này. Tôi là một trong những người đó. Tôi đã nhìn thấy Lê Vân một lần cách đây vài năm trong một lần đến thăm NSND Trần Tiến. Tôi nhìn thấy Lê Vân đi lướt qua một khoảng trống ngoài sân và biến mất. Tất cả chỉ có thế. Và bây giờ là cuốn tự truyện. Cuốn tự truyện do nhà văn Bùi Mai Hạnh thủ bút. Nghĩa là Lê Vân đã ngồi xuống và kể lại cuộc đời mình. Chị đã kể lại rất bình tĩnh. Tôi chắc chắn là như vậy. Bởi chị phải mất một thời gian dài để nhớ và kể lại cho Bùi Mai Hạnh ghi và viết thành sách. Rồi chị một mình đọc lại bản thảo đó rất kỹ. Cuối cùng chị quyết định hạ bút “ký” để cuốn tự truyện vào nhà in và ra mắt bạn đọc. Chị kể lại cuộc đời mình để làm gì? Để nổi tiếng chăng? Không. Chị đã là người nổi tiếng và chị chưa bao giờ cho thấy mình là một người ham danh tiếng. Chị cần tiền chăng? Không. Chị không cần tiền đến mức như thế. Tôi tin chị là người khá giả. Chị kể lại như một lời tâm sự về những buồn vui trong cuộc đời mình. Chị là người ít nói và ít xuất hiện trước công chúng. Chị là người sống có vẻ “biệt lập” trong nhiều năm trở lại đây. Và đến một ngày nào đó, những giày vò, những u buồn và những thổn thức trong chị vỡ oà ra. Tôi lại tin rằng: sau khi cuốn tự truyện ra đời với bao dị nghị, bao phản đối, bao bĩu môi, bao mỉa mai… thì chị lại thanh thản hơn khi chị ở trong một vẻ ngoài nhu mì và cách biệt. Con người là vậy. Chúng ta là vậy. Kể cả với những người mắc lỗi lầm mà không ai biết. Nếu anh ta (chị ta) được nói ra sự thật thì lòng họ sẽ nhẹ đi rất nhiều. Rất nhiều người có nhu cầu nói ra sự thật của cuộc đời họ hơn là che giấu nó. Những câu chuyện của Lê Vân kể đâu có gì sai trái, đâu có gì không đúng với nhân cách của một con người xét cho tận cùng ý nghĩa của nó. Nếu tự truyện của Lê Vân là một tiểu thuyết do nhà văn Bùi Mai Hạnh sáng tạo ra thì chẳng có ai phản đối chị điều này hay điều nọ. Có quá nhiều câu chuyện tương tự đã được sáng tạo, được viết ra và được ra mắt bạn đọc nhưng chúng ta không để ý. Có khi chúng ta lại giành tình cảm cho nhân vật như thế của chúng ta. Nhưng nhân vật ở đây là Lê Vân, một nhân vật hiển hiện và quen biết chúng ta. Một nhân vật có quan hệ với quá nhiều những nhân vật phụ khác trong cuốn sách. Lê Vân đã nói về cha mình một cách chân thành đến làm cho những người khác sợ hãi. Nhưng sau những lời nói thật ấy, liệu chúng ta đã biết gì về quan hệ thực sự của cha con chị sau này. Chúng ta không biết gì mà chỉ võ đoán mà thôi. Tôi tin quan hệ ấy phải tốt hơn và hiểu biết hơn. Nó phải thế. NSND Trần Tiến có nghe thấy tiếng kêu của con gái mình không? Có. Tôi tin ông đã nghe thấy. Có thể bây giờ ông bị một phần dư luận làm cho lúng túng. Và có thể ông cũng ừ ào với những thăm hỏi đầy tính tò mò. Nhưng ông nghe thấy và ông hiểu con gái mình. Chúng ta từng chứng kiến những đứa con kêu lên trước người cha hoặc mẹ. Một tiếng kêu tủi thân, đơn độc và da diết đến đau lòng. Tôi hình dung khi Lê Vân ngồi kể lại một phần cuộc đời mình, chị mang gương mặt xa xôi và một đôi mắt buồn. Không bao giờ ở đó ánh lên sự cay độc hay thù hận. Tự truyện là một câu chuyện vui buồn mà mỗi chúng ta đều có nhưng nhiều người đã giấu nó. Tất nhiên, không phải tự truyện là kể ra tất cả những gì mỗi chúng ta đã sống, đã hành động và suy ngẫm trong cuộc đời. Im lặng hay kể ra là quyền của mỗi người. Hơn thế là nhu cầu tự trong đáy lòng của mỗi người. Lê Vân đã nói thật. Chị đủ thông minh để hình dung dư luận sẽ như thế nào khi cuốn tự truyện ra đời. Nhưng chị cũng tin những gì chị kể ra là chân thành và không có mưu mô gì. Mặc dù có thể lời kể của chị có chút nào đó ở chỗ nào đó chưa rành mạch, chưa tự tin và mang một lỗi lo lắng mơ hồ nào đấy và cả nỗi sợ hãi mơ hồ nào đấy. Nhưng chị đã được nói thật. Quyền lực của sự nói thật đã quyến rũ chị và mang cho chị sức mạnh. Chính thế mà chị đã suy nghĩ rồi ngồi xuống và kể lại những năm tháng đã đi qua của cuộc đời mình. Và cũng có thể những lời kể của chị ở một đoạn nào đó chưa được nhà văn Bùi Mai Hạnh lột tả hết hay lột tả đúng tâm trạng của người kể. Không ai lại nói mình là người có hiếu với cha mẹ mình. Nhưng tôi có thể nói tôi không bất hiếu với cha mẹ tôi trên những điều cơ bản của một đứa con. Và thế tôi thấy từ trong sâu thẳm những gì Lê Vân nói về cha mình không phải sự vô ơn hay vạch áo cho người xem lưng. Nếu bây giờ chúng ta xem một bộ phim có cảnh đứa con gào lên đau khổ trước người cha: “Cha, sao cha lại làm thế” thì đó là sự kết tội cha mình hay là tiếng kêu đau đớn của tình yêu thương và nỗi cô độc vô hình của đứa con? Sự thật là như thế. NSND Trần Tiến hiểu điều đó. Tôi tin vậy bởi tôi hiểu con người ông. Lê Vân không phải là người quen của tôi. Chị cũng không phải là thần tượng của tôi. Bởi vậy tôi nói về chị là nói về một sự thật. Sự thật này cần bình tĩnh để hiểu đúng và chia sẻ. Tôi rất quý trọng chị bởi chị đã nói lên sự thật với bao nỗi giày vò và cả vật vã. Dẫu rằng sự thật chị nói cho chúng ta nghe không phải là một sự thật "chết người ". Đó chỉ là sự thật giản dị về một cuộc đời như muôn vàn cuộc đời khác. Những điều chị nói chẳng hề ảnh hưởng đến vị thế của cha mẹ hay các em gái chị. Tôi vẫn kính trọng NSND Trần Tiến. Tôi vẫn quý trọng tài năng của NSND Lê Khanh và nghệ sỹ Lê Vi và người mẹ của ba cô con gái "vàng". Thực ra sự xuất hiện cuốn tự truyện chẳng có gì phải ầm ĩ như thế. Những gì chị kể trong cuốn tự truyện đó chẳng có gì giật gân. Nhưng tôi đọc nó bởi sự xúc động mạnh mẽ rằng: chúng ta đang bắt đầu tập nói thật. Việc nói thật không một chút dễ dàng đối với hầu hết chúng ta trong đó có tôi. Và tôi cất giọng nói về cuốn tự truyện của chị chỉ bởi vì tính trung thực và dũng cảm của một con người. Chúng ta đã nói khéo với nhau quá lâu rồi. Sự khôn khéo giả tạo của chúng ta đã làm cho chúng ta thấy cuộc sống trở lên nhàm chán mà chính chúng ta không đủ can đảm từ bỏ nó. Nói thật là một ý thức sống mà chúng ta phải học từng phút, từng giây và cho đến cuối đời. Chúng ta đã quá vô cảm và quá mệt mỏi với lối sống "đóng cửa bảo nhau" hay "rút kinh nghiệm trong nội bộ". Lối sống đó chỉ là cách chúng ta trốn chạy sự thật mà thôi. Khi chúng ta càng trốn chạy sự thật thì chúng ta càng đến gần sự dối trá. Cho dù chúng ta nói ra sự thật với sự vụng về và nhiều lúc làm đau đớn người khác thì nó vẫn có giá trị hơn ngàn lần những từ ngữ sáo rỗng của thói đạo đức giả. NSND Thanh Hoa cũng sẽ ra mắt tự truyện. Rồi sẽ còn nhiều người nữa (có thể cả tôi) muốn viết lại những năm tháng buồn vui của cuộc đời mình như một lời tâm sự, như tìm kẻ tri âm, như để lòng mình thanh thản hơn cho những ngày đang đến. Tự truyện như Lê Vân yêu và sống dù thế nào cũng là một hành động sống trung thực và can đảm. Và Lê Vân là một ví dụ đúng cho hành động sống ấy. |
Top |
![]() |
![]() |
#244 |
Khách
Bài : n/a
|
![]() Còn đây là ý kiến của Đạo diễn điện ảnh Lê Hoàng về phần nghề điện ảnh của LV YVS
Những chuyện Lê Vân nói về các đạo diễn điện ảnh mà cô có quan hệ thì tôi không phải người trong cuộc nên không có ý kiến. Riêng chuyện cô nói về nạn tham nhũng trong điện ảnh nước ta, về việc những người tham gia làm phim bị bóc lột, thì tôi hoàn toàn đồng ý. Việc này nhiều người trong giới nói từ lâu, nhưng bao năm nay cứ bị phớt lờ, làm như không có. Nghệ sĩ thì cũng là người, cũng có đủ tính chất, đủ cái tốt cái xấu của con người. Tham nhũng ở đâu cũng có, điện ảnh cũng có là chuyện dễ hiểu. Tham nhũng tiền nhà nước tức là ăn cắp tiền của dân chúng. Nhưng tôi muốn nói cụ thể về việc quần chúng cụ thể hiện hữu bị ăn cắp tiền trắng trợn trong khi làm phim. Đó là quần chúng thật, trong đó có các anh bộ đội, được huy động để đóng phim. Khoản tiền thù lao cho số quần chúng này bao giờ cũng có trong dự toán làm phim, và khi quyết toán thì bao giờ cũng có chứng từ đã thanh toán. Nhưng thực tế họ không nhận được. Tuy số tiền là nhỏ (khoảng 20.000 đồng mỗi người) nhưng cũng đủ cho một bữa ăn chứ. Thế mà họ không được xu nào. Cho nên chuyện có anh lính bị ngất xỉu trên trường quay là sự thật. Đó là bởi quần chúng tham gia đóng phim không có kinh nghiệm nhà nghề, không biết là mỗi cảnh phải diễn đi diễn lại nhiều lần, lần nào họ cũng tưởng là lần cuối cùng, nên thường diễn hết sức. Thế mà lại không được ăn uống, bồi dưỡng. Ngất là phải. Ăn cắp cả tiền bồi dưỡng của những người như thế thật hết sức bất nhẫn. Sách của Lê Vân bị nhiều người phản ứng, nhưng tôi thấy trong đó có nhiều sự thật, sự thật về điện ảnh, sự thật của chính cô ấy. Vấn đề là những sự thật ấy nên hay không nên đưa ra. Riêng tôi cho rằng sự thật bao giờ cũng quí, nói cho cùng sự thật nào cũng tốt hơn sự giả dối, màu mè. Việc viết tự truyện có ở nước ta từ lâu nhưng không thành một thể loại văn học được chú ý, chính vì người viết tự truyện đã nhiễm thói quen giả dối, không dám nói thật, chỉ muốn làm đẹp lòng người và đẹp lòng mình. Mà người đọc tự truyện thì muốn nhất là biết những sự thật kia. Một cuốn tự truyện chỉ tốt khi nó nói thật. Vì vậy cuốn sách của Lê Vân đã đóng góp cho đời sống một lối ứng xử đúng: dù tốt hay xấu thì sự thật cũng nên được nói ra. |
Top |
![]() |
![]() |
#245 |
Trưởng ban tuyên huấn
![]() Gia nhập: Dec 2005
Bài : 5,421
|
![]() Một số người teo mất khả năng độc lập đánh giá hùa theo một số người khác đi khen trí tuệ của diễn viên, ca sỹ, người mẫu, ..., hớp hớp những gì lũ đầu đất thở than và mơ màng chớp chớp mắt, gật gù ngây ngô, thật là toi cơm, thảm hại.
Loại người như Yuasa không tự lựa chọn được cho mình một cuộc sống xứng đáng, và cho rằng mình sẽ chỉ có giá trị do những giá trị ngoại lai đem lại (mộng mị được ôm nhiều súng, giá trị của súng bảo đảm cho giá trị của Yuasa) thật đáng tởm cho những mộng mị ti tiện. Trường An. |
![]() |
![]() |
![]() |
#247 | |
Khách
Bài : n/a
|
![]() Trích dẫn:
Thế này là cháu lại chả hiểu gì về tình yêu mất rồi. Hic hic. Đọc thế này may chỉ có chồng cháu sướng thôi. Đời không đơn giản như thế. Trước tiên phải định nghĩa thế nào là phản bội đã. |
|
Top |
![]() |
![]() |
#248 | |
Khách
Bài : n/a
|
![]() Trích dẫn:
Hé hé, anh thì thấy thế thì thằng chồng em Ốp (nếu em Ốp có) khổ bỏ mẹ. Cả đời chỉ biết có mối một cái bím thì chết cbn đi cho xong. |
|
Top |
![]() |
![]() |
#249 |
Đại úy
![]() Gia nhập: Oct 2006
Bài : 384
|
![]() Em thì em nghĩ thế này, đã sống ở đời chả ai muốn mình khổ, phỏng ạ? Em chỉ thấy thuơng hại những người mà đáng ra phải rất được sướng (như LV đây chẳng hạn), nhưng mà cũng chả hiểu sao lại cứ muốn rước cái khổ vào mình rồi cuối cùng là kêu ca phàn nàn. Xã hội nó khổ là khổ chung, hàng bao nhiêu người không kêu, hàng bao nhiêu người người ta chịu được nhưng sao người như LV lại mang đầy cái thù hằn thế làm gì để cho nó nặng đầu. "Quẳng gánh lo đi mà vui sống" khả năng thì chị này không biết câu đó nên thành ra bao năm cứ vật vã khổ đau. Nhưng đau khổ mà được quả nhà hoành tráng thế em e em cũng sắp muốn khổ như chị ấy rồi đây ạ.
![]()
__________________
Let it pass |
![]() |
![]() |
![]() |
#250 | |
Khách
Bài : n/a
|
![]() --------------------------------------------------------------------------------
Trích dẫn:
Trường An mắng iêu em đấy à? |
|
Top |
![]() |
![]() |
#252 | |
cứng đầu
![]() Gia nhập: Jun 2006
Bài : 832
|
![]() Trích dẫn:
Uầy, bác TA đánh giá gì mà phiến diện thế, chả nhẽ cứ là diễn viên, ca sĩ mí cả người mẫu...đều có trí tuệ teo tóp à bác? Cháu thấy nhiều người trong giới này thông minh phết bác à. Chết cười, cái chuyện súng ống mà bạn yuasa cháu nói không hẳn như bác nghĩ đâu (bạn ý nói đểu đấy) hí hí ![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
#253 |
Khách
Bài : n/a
|
![]() Thấy từ bao năm nay các cô các chú tôn chú Trường An lên làm Hải Đăng anh thấy vui quá thể. Thỉnh thoảng đi làm về mệt rồi lại lọ mọ vào tathy xem chú ấy giáo huấn tư tưởng cũng đắt tuồng phết, cơ mà anh chỉ đề cập đến khía cạnh post bài lên forrum thôi thì còn vui, chứ ra offline mà mang cái giọng điệu này thì anh thấy hơi mệt đấy.
Anh thấy thương cảm cho cái gọi là Đời sống tinh thần của chú Trường An quá. |
Top |
![]() |
![]() |
#254 |
Khách
Bài : n/a
|
![]() Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng đạo đức dỏm cũng ngài Trường An Công nhận đọc bài của TA hài "vãi lúa". Tôi cũng không hiểu vì sao mọi người tôn TA lên làm Hải đăng ở đây được. Nhận định thì thiển cận, giọng điệu thì hợm hĩnh. thay đổi nội dung bởi: mylove, 18-11-2006 lúc 02:03 PM. |
Top |
![]() |
![]() |
#255 | |
Khách
Bài : n/a
|
![]() Trích dẫn:
Cám ơn chị Vìl nhé, em vừa phát ngôn i chang câu này với người yêu, cũng ngay sau khi hai đứa đọc xong Lê vân chính truyện. Đàn bà Việt nam ai cũng được như em LV thì 1 thằng tầu chứ 10 thằng cũng chấp. Sống và yêu như thế là đã vượt khỏi khuôn khổ lạc hậu, hủi nho của xứ chậm tiến nhiều thập kỷ rồi. Em phục. Chị Vìl phất cờ đi, phụ nữ ta chậm hơn thằng Pháp, thằng Mỹ 1, 2 ,3 năm là cùng, chị nhỉ? ![]() |
|
Top |
![]() |
![]() |
#256 | |
Đại tướng
![]() Gia nhập: Feb 2006
Bài : 1,640
|
![]() Trích dẫn:
Thế chú nghĩ Hải Đăng thì là cái đe'o gì bây giờ? Hải Đăng là phải sừng sững, sừng sững, thiên hạ kiểu gì mình cũng chỉ có một kiểu, một thế; đúng sai kệ mịa nó miễn là lập trường giữ vững, khí tiết không sờn... như thế là Hải Đăng, chú nghe chửa. ![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
#258 |
tư bản gộc
![]() Gia nhập: Dec 2005
Bài : 234
|
![]() Mình đọc tự truyện một mạch luôn. Thấy hay.
Chuỵên mợi người bàn về chữ hiếu ý. Nói quá lên thử hỏi các bạn một câu " Thế nếu mà bố mình có quan hệ tình dục với mình thì có nên lên án không hay là lại đóng cửa bảo nhau, hoặc im lặng để con gái mình nó bị ông lợi dụng?" |
![]() |
![]() |
![]() |
#259 | |
great ass
![]() Gia nhập: Jan 2005
Bài : 2,486
|
![]() Trích dẫn:
Quote lại cái đã ... Có ai bán IQ rẻ rẻ không ? Anh mua để hiểu câu này .
__________________
Hakuna Matata Yamada Faka !!! ![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
#260 |
Độc chiếm truồng chim... 24h
![]() Gia nhập: Jan 2005
Bài : 2,889
|
![]() Em bán, bác Uzii mua hông? Đùa chứ em vào chỉ để nói là em hiểu câu của bạn Thủy Hạ thôi, chứ IQ em có tí, bán đi em dùng bằng gì.
![]()
__________________
Xê xê ra cho người ta làm văn sĩ! |
![]() |
![]() |
![]() |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|